Cách chữa kén mép cho gà chọi đơn giản, triệt để
Mục lục
Cách chữa kén mép cho gà chọi đơn giản, triệt để. Kén mép là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi. Vậy gà chọi bị kén mép có khỏi không? Cách chữa kén mép cho gà chọi đơn giản và triệt để như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết của cwin111 ở dưới đây nhé.
Kén mép ở gà là gì? Nguyên nhân do đâu gà bị kén mép?
Kén mép nói riêng và kén gà nói chung là tình trạng gà xuất hiện một cục lớn dưới lớn cơ hoặc lớp da. Ngoài xuất hiện ở mép, kén còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như đầu, cần cổ, lườn. Trong đó, tình trạng kén mép là khó chữa trị và lâu khỏi nhất. Lý do bởi vì mép là bộ phận hoạt động thường xuyên nên rất lâu hồi phục. Các vị trí kén khác sẽ dễ chữa trị hơn.
Gà bị kén do rất nhiều nguyên nhân. Từ khách quan đến chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị kén mép là do môi trường, trong sinh hoạt, do gà bị thiếu chất, thiếu vitamin. Ngoài ra, gà bị kén mép có thể bị xây xước trong quá trình vần đá.
Cách chữa kén mép cho gà chọi đơn giản, hiệu quả dứt điểm
Với trường hợp kén mép của gà chọi, anh em có rất nhiều cách chữa trị dứt điểm. Phổ biến nhất hiện nay phải kể đến đó là mổ lấy kén và dùng thuốc tiêu kén cho gà chọi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của cục kén mà sư kê sử dụng các phương pháp chữa trị khác nhau.
Cách mổ lấy kén mép
Anh em chỉ nên mổ kén mép nếu có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi và chăm sóc gà chọi. Với các anh em mới thì việc mổ kén này không khuyên anh em làm. Bởi mổ lấy kén mép rất khó thực hiện. Nhất là với kén mép ở dạng củ, cứng.
Đối với kén nước, việc mổ kén sẽ dễ dàng hơn. Anh em sử dụng một vật nhỏ, sắc nhọn để chích một lỗ nhỏ ở chỗ bị kén. Trước khi mổ kén mép, anh em cần vệ sinh sạch sẽ vết kén. Bên cạnh đó, khử trùng dụng cụ để tránh tình trạng viêm, nhiễm khiến gà nặng hơn. Sau đó ử dụng si-lanh để hút hết dịch kén ra ngoài. Cuối cùng, anh em bơm 1 liều lincomycin 500mg trực tiếp vào vết kén. Lincomycin là tuốc diều trị nhiễm khuẩn cực kì tốt.
Thực hiện liên tục sau 3 – 5 ngày sau đó đợi vết kén cứng lại, anh em dùng tay bóc kén mép ra là được.
Kén nước nếu mổ sẽ giúp gà hồi phục nhanh hơn. Nhưng anh em lưu ý không được mổ kén lúc quá non. Cần phải đợi đến khi vết kén cứng, chai sần rồi thực hiện.
Dùng thuốc điều trị kén mép
Nếu anh em “ngại” không muốn mổ kén thì có thể sử dụng thuốc để gom, tiêu kén cho gà chọi. Sử dụng thuốc tuy thời gian có dài hơn. Song cũng tùy mà mức độ nặng nhẹ của gà bị kén mà độ bình phục nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, dùng thuốc thì anh em sẽ đỡ “ghê” hơn đúng không?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữ kén mép cho gà. Anh em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mức độ nặng nhẹ của kén.
Các loại thuốc đặc trị kén mép là: VIOLET, V.O, thuốc kén mép “ông già” của Thái Lan. Đây là các loại thuốc đặc trị kén mép của Thái dùng cho gà chọi. Khi cho gà uống thuốc tiêu kén, anh em cần bổ sung cho gà uống Alpha Choay chống phù nề. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin 250 ngày 1 viên. Sử dụng liên tục trong 3 ngày như thế để điều trị kén mép.
Một vài lưu ý khi chữa kén mép cho gà chọi
Gà bị kén mép tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng cực kì lớn đến sinh hoạt. Song, nếu chủ quan gà sẽ kéo theo các biểu hiện như ủ rũ, ăn không ngon… khiến sức khỏe giảm bớt. Nếu để lâu gà sẽ dẫn đến kiệt sức mà chết.
Chính bởi vậy, trong quá trình chữa trị, anh em cần đảm bảo khẩu phần ăn cho gà. Ưu tiên các loại thức ăn mềm, được cắt nhỏ. Đồng thời, cần bổ sung thêm cho gà các loại vitamin và kháng chất để tăng sức đề kháng cho gà.
Trong quá trình chữa trị tuyệt đối anh em không được cho gà xổ hay luyện tập. Bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến vết thương của gà.
Lời kết: Trên đây, cwin111 đã chia sẻ cho anh em thông tin về bệnh kén mép ở gà chọi và cách chữa kén mép cho gà chọi đơn giản, hiệu quả. Hi vọng anh em lưu ý và sẽ áp dụng chữa trị thành công trên chiến kê của mình.